Trong ngành sản xuất và chế biến nội thất gỗ, có rất nhiều kỹ thuật làm mộng khác nhau. Trong khuôn khổ bài tư vấn của Dụng cụ làm mộc hôm nay. chúng tôi xin tư vấn về kỹ thuật làm mộng đuôi cá. Một loại mộng khá quen thuộc trong ngành mộc bấy lâu.
Mộng mang cá là loại mộng có hình loe ra giống đuôi cá. Một số nơi còn dùng thuật ngữ mộng đuôi én hay mộng thắt để ám chỉ cho kiểu ghép mộng này. Đây là kiểu ghép mộng rất chắc. Khi nối 2 đầu thanh gỗ lại với nhau. Kiểu ghép này thường sử dụng ở các nhà xưởng sản xuất đồ nội thất dành cho gỗ tự nhiên.
Mộng đuôi cá dùng để nối hai đầu thanh gỗ lại với nhau, chúng thắt lại chặt chẽ và không bị bung ra trong thời gian sử dụng. Thường thấy ở các sản phẩm tủ, hộp đựng đồ, mộng ngăn kéo...
Để làm mộng đuôi cá thì có 3 cách đó là: thủ công bằng tay , thủ công và bộ cữ hỗ trợ và thứ ba máy chế biến gỗ.
Đối với cách làm bằng thủ công thì chúng ta cần một số công cụ như đục, bút, và thước ... đầu tiên chúng ta chuẩn bị các thanh gỗ đều như nhau, sau đó dùng bút và thước vạnh trên gỗ nững đường mang cá theo độ đều nhau bên kia cũng vậy.
Độ dài của mộng bao nhiêu phụ thuộc vào gỗ của chúng ta và mộng thanh bên này dài bao nhiêu thì chúng ta sẽ làm mông bên kia sâu bấy nhiêu. Khi đục mộng bên kia thì phải lệch so với bên này để chúng có thể khớp với nhau. Thường gặp phải những lỗi như hở mộng; mộng ghép không đều… Bởi vì kỹ thuật làm mộng hình mang cá là kỹ thuật làm khá khó, đòi hỏi thợ mộng phải dày dặn kinh nghiệm.
Cách thứ 3 là dùng thủ công và công cụ hỗ trợ gồm:
Bộ cữ làm mộng đuôi cá
Mũi soi làm mộng đuôi cá
Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng máy chế biến gỗ chuyên làm mộng đuôi cá. Với cách này sẽ giúp việc gia công mộng chính xác tuyệt đối. Làm nhanh, mộng khít, và rất an toàn. Tuy nhiên, chi phí đầu tư 1 máy làm mộng hình đuôi cá không phải nhỏ.
Máy chế biến gỗ chuyên làm mộng mang cá
Với bài viết tư vấn về làm mộng mang cá này, hy vọng nó sẽ là 1 tài liệu hữu ích giúp bạn tham khảo. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến cuối bài viết!