Lịch sử nghề mộc, sự hình thành và phát triển

/product
Thống kê truy cập

Lịch sử nghề mộc, sự hình thành và phát triển

I. Lịch sử nghề Mộc

– Nghề mộc ở Việt Nam đã ra đời từ xa xưa. Nhiều dân tộc ở vùng núi phía Tây Bắc – Việt Bắc nước ta từ lâu đã ở trong những căn nhà sàn nhỏ bằng gỗ và tre nứa đan ghép. Các dân tộc Tây Nguyên cũng sống trên các loại nhà rông bằng những cây gỗ to nguyên khối và cao lớn. Dân tộc Kinh ở miền trung, miền bắc có kiểu nhà gỗ ba gian với nhiều đồ dùng hàng ngày bằng gỗ như phản gỗ để nằm nghỉ, khung cửi, chày cối, đũa, bát gỗ 

– Nghề mộc nước ta bắt đầu tựu hình vào thế kỷ thứ X, bắt đầu từ thời Nhà Đinh(1), sau khi vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân lập nên Nước Đại Cồ Việt.

– Theo sử sách còn ghi lại, ông tổ của Nghề Mộc là Ninh Hữu Hưng. Ninh Hữu Hưng (936 – 1020), quê ở thôn Chi Phong, xã Trường Yên,Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Khi Vua Đinh Tiên Hoàng tuyển thợ giỏi về giúp triều đình, ông được Vua giao cho việc xây dựng cung điện trong kinh thành và được phong cho chức Công tượng lục phủ Giám sát tướng quân.


– Đến Nhà Tiền Lê(2), Ninh Hữu Hưng càng được trọng dụng. Một lần nhà vua Lê Đại Hành đi qua vùng Cái Nành (Nam Định ngày nay), Vua đã cho ông ở lại đất này. Từ đó, Ninh Hữu Hưng đem con cháu tới đây an cư lạc nghiệp. Ngày nay, vùng đất này là thôn La Xuyên, của xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, Nam Định. Ninh Hữu Hưng còn là ông tổ của Nghề chạm khắc gỗ, khảm xà cừ, khảm trai lên đồ gỗ.

– Qua nhiều giai đoạn lịch sử, nghề Mộc dần lan tỏa ra nhiều vùng miền trong cả nước. Sau này, có rất nhiều làng nghề Mộc được hình thành tại từng địa phương, như:

1. Làng nghề mộc Vạn Điền – Hà Nội

2. Làng nghề mộc Chàng Sơn – Hà Nội

3. Làng mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên – Huế

4. Làng mộc Kim Bồng – Quảng Nam

5. Làng nghề mộc Vĩnh Đông – Vĩnh Phúc

6. Làng nghề mộc chạm khảm Hương Mạc – Bắc Ninh

7. Làng nghề mộc La Xuyên – ông tổ Ninh Hữu Hưng – Nam Định

8. Tỉnh An Giang

a. Làng TT Mỹ Luông

b. Làng nghề mộc Long Điền

c. Làng nghề mộc Tấn Mỹ

d. Làng nghề mộc gia dụng Long Giang

9. Làng nghề mộc Cúc Bồ – Hải Dương

10. Làng nghề mộc Đại Nghiệp – Hà Nội

11. Làng nghề mộc Dư Ba – Phú Thọ

12. Làng nghề mộc Vạn Điểm – Hà Nội

13. Tỉnh Vĩnh Phúc

a. Làng nghề mộc ở xã An Tường

b. Làng nghề mộc Lũng Hạ

c. Làng nghề mộc Vĩnh Đông

14. Làng nghề mộc Kha Lâm – Hải Phòng

15. Làng nghề mộc Phú Lộc – Ninh Bình

16. Tỉnh Nghệ An

a. Làng nghề mộc Quỳnh Nghĩa

b. Làng nghề mộc Đồng Kỵ… và còn nhiều làng nghề mộc nữa.
 


– Thực tế thì không có sử sách nào ghi nhận nghề Mộc được truyền từ nơi này đến nơi khác. Nhưng theo quan điểm của tác giả bài viết, thì Nghề mộc khi xưa đơn giản, việc đục đẽo, chạm khắc cũng theo những hình tượng đặc trưng có sẵn. Nên từng vùng miền có những người thợ mộc, làm nghề để đáp ứng nhu cầu trong vùng hoặc buôn bán.

II. Lịch sử phát triển

– Từ thế kỷ thứ X, cho đến thế kỷ thư XVII, XVIII nghề mộc nước ta làm ra các sản phẩm một cách thủ công, nguyên liệu gỗ không qua sử lý, tạo hình sản phẩm cũng do bàn tay của người thợ ….

– Cho đến thế kỷ XVIV, nghề mộc bắt đầu mới bắt đầu được thực hiện một cách khoa học hơn. Vì trước đó, công nghệ chế biến đồ gỗ ở nước ngoài đã tiến bộ nhanh chóng với quy trình sản xuất hàng loạt, máy chuyên dụng, … Đầu tiên trên thế giới là tại Mỹ, bang Virnigia vào thế kỷ XVII

– Từ khi ứng dụng được khoa học vào nghề mộc, việc làm ra các sản phẩm đồ gỗ cũng nhanh hơn, sản phẩm có độ bền cao hơn, mẫu mã đa dạng hơn … Chúng ta gọi là Ngành Chế biến gỗ về sau.

III. Vài nét về kinh tế ngành Chế biến Gỗ

– Theo cách gọi thông dụng, chúng ta có (1) Các cơ sở mộc, và (2) Các công ty chế biến gỗ.

(1) Cơ sở làm hàng mộc: nhỏ, lẻ, thiên về các sản phẩm có nhiều chi tiết gia công bằng tay, trang trí trên sản phẩm thủ công.

(2) Công ty chế biến gỗ: hàng hóa chủ yếu xuất khẩu, sản xuất hàng loạt, hoạt động trong Ngành công nghiệp chế biến gỗ.

– Nguồn nguyên liệu gỗ từ rừng tự nhiên đã bị cấm khai thác từ năm 1991. Cho nên 80% nguyên liệu dùng trong Ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu là nguyên liệu ngoại nhập, đến từ Bắc Mỹ, gần đây còn có Campuchia, Lào …

– Xuất khẩu Đồ gỗ nội thất, ngoại thất luôn đóng góp một phần lớn trong Tổng kim ngạch xuất khẩu Nông-Lâm-Thủy sản, qua đó góp phần vào Kim ngạch xuất khẩu cả nước. Ví dụ, Kim ngạch xuất khẩu cả nước 3 năm gần đây:

1.2007: 48 tỷ USD

2. 2008: 63 tỷ USD

3. 2009: 59 tỷ USD


 

Trong đó, ngành Nông - Lâm - Thủy sản:

1.2007: 12,5 tỷ USD

2.2008: 14 tỷ USD

3.2009: 15,65 tỷ USD

Trong năm 2009, ngành Nông-Lâm-Thủy sản gồm Nông sản: hơn 8 tỷ USD, Thủy sản 4,25 tỷ USD, Lâm sản 2,8 tỷ USD.

– Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung vào các thị trường trọng điểm là Mỹ (chiếm 43,35%); Nhật Bản (chiếm 13,68%,); tiếp đến là Trung Quốc (với 7,62%)

IV. Điểm mạnh – yếu của Ngành CN Chế biến Gỗ VIỆT NAM

* Điểm mạnh:

1. Số lượng DN CBG phát triển nhanh, đã lên tới hơn 2563 DN. Trong đó có 1450 DN tư nhân, 421 DN FDI

2. Đã hình thành các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp CBG có quy mô lớn ở Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, Bình Định, Quảng Nam.

3. Do thu hút được nhiều DN FDI nên các DN CBG VN đã tiếp cận và áp dụng được công nghệ CBG của nước ngoài

4.Thị trường xuất khẩu được mở rộng ngoài các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, Nhật.

5. Cơ chế, chính sách quản lý Ngành CBG thay đổi phù hợp hơn trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

* Điểm yếu

1. Phân bố các DN CBG không đều trên phạm vi toàn quốc. Trong số 2526 DN CBG thì Miền Bắc 14%, Bắc Trung Bộ 6%, còn lại là Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

2. Các DN CBG VN đa số yếu hơn các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

3. Nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu (80%). Nguồn nguyên liệu trong nước chỉ khoảng 20%.

4. Năng lực cạnh tranh các sản phẩm gỗ của VN yếu hơn các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia.

5. Các ngành công nghiệp phụ trợ rất yếu (Máy móc cơ khí, sơn, keo, …)

6. Thiếu đội ngũ công nhân, thợ lành nghề

7. Trình độ lao động thấp

8. Năng suất lao động thấp

9. Thiếu thông tin thị trường quốc tế

10. Chính sách đầu tư cho Ngành CN CBG chưa được quan tâm đúng mức

11. DN CBG khó tiếp cận với nguồn nguyên liệu trong nước do chính sách về đất đai và trồng rừng còn nhiều hạn chế.

Gọi Ngay: 0346 137 688