Sự tích và lịch sử về Ông tổ nghề mộc Việt Nam

/product
Thống kê truy cập

Sự tích và lịch sử về Ông tổ nghề mộc Việt Nam

Từ xa xưa, giỗ tổ ngành Mộc là ngày lễ để tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân – người đã khai sáng và truyền bá ngành Mộc, là dịp thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”của những người trong nghề. 

Để hiểu hơn về ngày lễ ý nghĩa này, Dụng Cụ Làm mộc xin chia sẻ đến quý khách hàng một số truyền thuyết về lịch sử nghề Mộc dưới đây.

Truyền thuyết về ông tổ sư nghề Mộc ở phía Bắc

Vào ngày 20 tháng 12 âm lịch hàng năm, những người làm nghề mộc đều dâng nén hương tưởng nhớ ông tổ của nghề là Nguyễn Công Nghệ. Vào thời chúa Trịnh, chàng trai trẻ 18 tuổi có tay nghề làm mộc nổi tiếng ở xứ bắc được mời vào cung và giao nhiệm vụ tạo chiếc ngai vàng sao cho xứng tầm. Nhưng khi hoàn thành chàng trai đã bị giam vào ngục tối vì đã nằm vắt vẻo lên ngai ngủ một cách ngon lành. 

Sau khi chúa băng hà, bà Chúa lên nắm quyền. Trong một dịp, khi nhìn thấy ngai vàng quá đẹp bà chúa liền ra lệnh cho chàng trai rằng: "Ngươi phải tạo ra một bức tượng Phật bà bằng chính cái tâm con người, Phật bà phải nhìn được trăm nẻo khổ đau hay gian ác trên thế gian để cứu giúp những khổ đau đó hay trừng trị những kẻ ác trên thế gian". Khi nghe bà Chúa phán như vậy, chàng trai lấy làm khó hiểu và trả lời bà rằng: "Thưa, tất cả những vật hạ thần nhìn thấy được thì sẽ chạm trổ được nhưng hạ thần không thể chạm đúng theo ý muốn của bà Chúa vì hạ thần không thể thấy được". Nghe tới đây, bà Chúa tức giận và phán: "Ngươi không làm được thì ta sẽ bắt ngươi phải làm cho bằng được". 

Tiếp tục bị giam cầm khắc nghiệt hơn. Xung quanh căn nhà giam là hàng trăm vị Tăng đọc kinh gõ mõ suốt ngày đêm và tới mỗi bữa ăn là món cơm chay của nhà chùa. Đây quả thật là một điều khủng khiếp đối với một chàng trai trẻ. Sau thời gian chàng bị mắt mờ, tai ù…chàng trai cảm thấy không thể chịu nổi nữa và suy nghĩ: nếu không làm cho nhanh thì sẽ không thể thoát khỏi sự tù hãm này. Thế là, căn nhà với hàng trăm ngọn nến thắp suốt ngày đêm cùng những khối gỗ được chuyển vào liên tục, chàng trai làm miệt mài không biết mệt mỏi. Ba năm sau, vào một ngày bà Chúa đi kiểm tra công việc của chàng trai. Khi tới gần ngôi nhà mọi người nhìn thấy một luồng sáng phát ra từ bên trong. Bức tượng từ tâm đã hoàn thành. Khi nhìn thấy bức tượng Phật bà với một đầu bốn mặt nghìn tay và trên mỗi bàn tay là một con mắt, mọi người thực sự sửng sốt. Song, không dễ gì người ta dễ dàng nhận rõ ý nghĩa tâm linh bức tượng. Bà Chúa đã tức giận cho tìm lại tác giả khắc tượng để được câu giải thích thỏa đáng. Nhưng vì mắt mờ sau nhiều năm giam cầm ông đã bị rơi xuống dòng suối, cuốn trôi…. 

Sau này, mọi người cũng dần hiểu được ý nghĩa thực sự cũng như cái tâm của ông tổ Nghệ đặt vào bức tượng đó. Cũng từ đó mà cái tên Nguyễn Công Nghệ đã đi vào lịch sử của nghề mộc và ông cũng chính là ông tổ của nghề mà mọi người ai ai cũng kính trọng và luôn tưởng nhớ. Vì thế, tới vùng miền nào ta cũng bắt gặp các làng nghề mộc quanh năm rộn ràng tiếng cưa đục. Các nghệ nhân dân gian đã đem những tinh hoa dân tộc hoà cùng ý tưởng dân dã vào từng thớ gỗ tạo nên những sản phẩm có giá trị, không những phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn xuất khẩu, trong đó có nhiều sản phẩm từ gỗ quý, bền đẹp, có độ tuổi hàng trăm năm. 

le gio to

Lễ giỗ tổ ngành Mộc phía Bắc

Truyền thuyết về Bà tổ sư nghề Mộc( Phía Nam)

Nghề mộc ở Tây Ninh đã có lâu đời, bởi nơi đây là vùng rừng và cao, nhiều gỗ quý nên thu hút nhiều nghệ nhân khắp vùng miền trong nước về đây lập nghiệp.

Gio to nghe moc

Thợ nghề mộc ở Tây Ninh phần đông thờ bà Cửu Thiên Huyền nữ làm tổ sư nghề mộc. Theo huyền thoại, bà là con gái nhà trời đã hạ trần dạy cho loài người cách cất nhà ở. Bà đứng thẳng người chống nạnh hai tay để làm kiểu cho mái nhà, còn các bộ phận kèo, cột, trích ngang dọc cứ theo hình người bà mà dựng. Có một ít thợ mộc khác lại thờ tổ sư nghề mộc là ông Lỗ Ban, người đã có công chế ra cưa đục cho thợ mộc để làm nhà cửa, vật dụng bằng gỗ. Ngày giỗ tổ của nghề thợ mộc nhằm vào 20 tháng chạp âm lịch hàng năm.

Hình ảnh của buổi lễ giỗ tổ nghề phía Nam

Lễ giỗ tổ nghề mộc được tổ chức tại nhà người thợ, hoặc tại cơ sở sản xuất nghề mộc. Bàn hương án tổ sư là một chiếc bàn nhỏ, có bài vị sơn đỏ đề chữ “Tiên sư", một bát hương, lọ bông và mâm cổ cúng. Thợ cả, thợ bạn, học nghề tụ quanh hương án, người thợ cả, hoặc chủ cơ sở làm lễ dâng hương khấn vái cầu xin tổ sư giúp đỡ những người làm nghề thợ mộc được sức khỏe, làm ăn khá giả. Sau đó lần lượt những người có mặt trong buổi lễ đến thắp hương và khấn vái trước bàn thờ tổ sư.

Gọi Ngay: 0346 137 688