Đồ nội thất, giường, tủ, sàn nhà hiện nay hầu hết đều được làm từ các loại gỗ bởi sự sang trọng cũng như bền bỉ của gỗ theo thời gian. Tuy nhiên, gỗ có một đặc tính đó là dễ trương nở khi gặp nước, vì vậy tình trạng sàn gỗ bị ngấm nước vẫn luôn là nỗi lo lắng không chỉ của người sử dụng mà ngay của các thợ mộc làm nghề lâu năm.
Vậy làm thế nào để xử lý được tình trạng sàn gỗ bị ngấm nước và có thể hạn chế tối đa sự hư hỏng? Cùng Vinachi khám phá nguyên nhân cũng như cách xử lý khi sàn gỗ công nghiệp bị ngấm nước nhé!
Dấu hiệu nhận biết sàn gỗ bị thấm nước
Gỗ/ván gỗ bị thấm nước là hiện tượng xảy ra rất phổ biến hiện nay. Việc nhận biết sàn gỗ bị ngấm nước cũng khá dễ dàng
Khi nước mới bị ngấm chưa lâu, trên bề mặt sàn gỗ sẽ xuất hiện những đốm phồng, ở trạng thái này nếu phát hiện thì bạn nên khắc phục ngay thì nó có thể phục hồi lại nguyên trạng cho ván sàn
Khi ngấm được một lượng nước đủ sau một thời gian sẽ bắt đầu giãn nở khiến gỗ tăng kích thước, việc này sẽ dấn đến các mép ván va chạm vào nhau làm tấn sàn bị vênh lên hoặc cong suống tùy từng trường hợp
Đây là trạng thái nghiêm trọng nhất, khi nước ngấm vào sàn gỗ đã bão hòa, lúc này các vụ gỗ sẽ bị mềm ra làm các cạnh khóa hèm bị vỡ. Khi đó bạn bắt buộc phải loại bỏ và thay sàn gỗ mới.
Gỗ công nghiệp hay bất kỳ loại gỗ nào khi bị nước ngấm lâu, các lớp cấu tạo trong gỗ bắt đầu dần giãn nở và phá vỡ cấu trúc chắc chắn của Gỗ. Đặc biệt, gỗ công nghiệp khi bị thấm nước sẽ rất lâu khô vì ở 2 mặt của gỗ đều được dán bằng tấm phủ kín, khi bị ngấm nước chỉ có thể thoát ra từ các cạnh dán ở bên
Khi bị ngấm nước sẽ đẫn đến hậu quả tấm gỗ bị phồng rộp, cong vênh. Trường hợp bị ngập nước lâu ngày gỗ sẽ có hiện tượng mục nát, hư hỏng.
Nguyên nhân của việc này có thể do đặc trưng thời tiết của miền Bắc là nồm ẩm và mùa Xuân, hoặc bị ngập do bão lũ, hoặc những vị trí dễ bị dính nước như: bàn ghế để ngoài trời, ngoài hiên ...
Một lý do khác có thể do thi công sai kỹ thuật khi dán cạnh chưa kín. Việc này sẽ khiến nước ngấm theo cạnh bên vào trong ruột. Đối với thiết kế thi công ở các vị trí: sàn gỗ cạnh phòng tắm, nhà bếp ... hoặc ở những vị trí dễ bị ẩm ướt, đọng nước.
Trường hợp khác có thể do đường ống dẫn nước bị hư hỏng, rò rỉ và ngấm vào tường hoặc sàn nhà và những đồ dùng nội thất gần đó
Tùy theo tình trạng sàn gỗ bị ngấm nước sẽ có cách xử lý khác nhau. Phần lớn những trường hợp phát hiện sớm, còn bị thấm nhẹ sẽ dễ dàng xử lý và có thể phục hồi lại hiện trạng bạn đầu của sàn gỗ. Dưỡi đây là một số cách khắc phục đơn giản bạn có thể tham khảo
- Khi nước vô tình bị đổ ra sàn nhà, cách nhanh nhất nên lấy khăn khô để thấm hết nước ở cả các mép khóa hèm
- Trường hợp bị ngâm lâu hơn khiến sàn gỗ bị rộp nhẹ bạn có thể sử dụng vật nặng có bề mặt nhẵn cán qua các vết phồng đến khi chúng xẹp xuống, sau đó mở cửa thông thoáng và dùng quạt để hơi ẩm trong cốt gỗ có thể bốc hơi giúp gỗ trở về nguyên trạng ban đầu
- Khi sàn gỗ xuất hiện hiện tượng bị vênh cần tháo các tấm bị cong vênh đó và đem đi nẹp và phơi ở nơi có gió trong bóng râm (lưu ý: không phơi trực tiếp ở nơi có ánh sáng mặt trời). Vì gỗ có đặc tính co giãn nên khi bốc hết hơi ẩm + nẹp sẽ giúp gỗ co lại kích thước ban đầu
- Trường hợp bị ngập nước lâu, nặng khiến cho gỗ bị mục nát, hư hỏng thì cách duy nhất là thay thế sàn mới
Các loại đồ gỗ nội thất, sàn gỗ ... sử dụng lâu ngày dưới tác động của môi trường đều bị xuống cấp, vì thế bạn cần làm sạch, lau các loại bụi. Những hạt bụi liti nhìn có vẻ vô hại nhưng nếu để lâu không vệ sinh sẽ dẫn đến màu và chất gỗ bị ảnh hưởng, vả lại nếu để lâu thì các mảng bám bụi sẽ dính chặt và khó vệ sinh
Sau khi lau xong, bạn có thể đánh bóng chúng bằng các loại sáp gỗ để sản phẩm được mới, đẹp và bền hơn
Gỗ(đặc biệt là ván gỗ) nếu bị phơi lâu dưới ánh nắng mặt trời sẽ dẫn đến hiện tượng bị cong vênh, phai màu, co lại hoặc nứt ra. Vì thế, bạn nên tránh để cho các đồ nội thất làm từ gỗ tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời trong thời gian dài.
Đối với một số trường hợp bất khả thi bắt buộc, thì nên dùng các biện pháp che chắn để hạn chế tối đa sự tác động xấu từ môi trường. Ngoài ra việc để vật dụng bằng gỗ gần những nơi phát ra nhiệt lớn như: lò sưởi, bếp ... cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của đồ nội thất
Độ ẩm không phù hợp cũng là nguyên nhân dẫn đến đồ gỗ nội thất công nghiệp bị hư hỏng. Bởi khi độ ẩm cao sẽ dẫn đến hiện tượng nồm ẩm và làm ướt đồ gỗ. Vì thế, để tránh tình trạng này bạn cần dùng các loại máy hút ẩm để duy trì.
Đặc biệt, đối với các vị trí có nguy cơ cao tiếp xúc với độ ẩm lớn, nên dùng các sản phẩm từ gỗ công nghiệp chống ẩm để hạn chế tối đa thiệt hại
Nếu xử lý và bảo quản đồ gỗ đúng cách sẽ giúp các loại đồ gỗ nội thất công nghiệp có thể kéo dài tuổi thọ từ 10 - 15 năm. Ngay cả từ những lỗi nhỏ nhất trên vật dụng trong gia đình mình
Ví dụ: nếu đồ nội thất bị xước, bạn nên dùng xi đánh giày để che lại. Nếu xuất hiện những vết trắng do nước hay cafe cần loại bỏ chúng bằng hỗn hợp baking soda và lau lại cho thật khô. Dùng tro thuốc lá trộn dầu ăn để xử lý những viết xỉn màu do bị thấm nước ...
- Hạn chế nguyên nhân dẫn đến tình trạng sàn bị ngấm nước
- Đóng kín tất cả các loại cửa sổ khi trời mữa báo, tránh nước hắt vào nhà
- Không dùng các loại khăn thô ráp, chổi cứng để làm sạch sàn gỗ
- Không phơi nắng hoặc dùng nhiết bị nhiệt cao để sấy khô sẽ dấn đến hiện tượng giãn nở và cong vênh sàn
- Kiểm tra, rà soát các loại thiết bị liên quan đến đường nước
- Trường hợp gỗ bị ngấm nước nặng, nên gọi thợ thi công đến xử lý để có phương án phù hợp